Văn hóa tạm ứng niềm tin

Niềm tin quả là một thứ rắc rối, được hình thành từ những trải nghiệm trong quá khứ nhưng lại thường được dùng để quyết định cho việc có nên bắt đầu một thứ gì đó hay không. Kỳ lạ thay khi một thứ thường chỉ xuất hiện khi có kết quả lại đóng luôn vai trò là nguyên nhân cho sự bắt đầu.

Vì tôi chưa bao giờ nói tiếng anh ở bên ngoài nên tôi không tin tôi có thể làm được việc đó, vì tôi không tin nên tôi chưa bao giờ cho chính tôi cơ hội nói tiếng anh trước mọi người.

Vì tôi không tin đứa con 6 tuổi của mình có thể tự mình làm được nhiều việc nên tôi chưa bao giờ cho nó cơ hội thử thách và cũng vì thế con tôi chưa có cơ hội để chứng minh điều đó với tôi.

Công ty có một dự án quan trọng vì không có niềm tin nên sếp không giao nó cho nhân viên, rồi cũng vì không được giao những dự án quan trọng nên nhân viên không có cơ hội chứng tỏ bản thân, rồi sếp lại không có lý do để tin. Chiều ngược lại nhân viên cũng không có niềm tin là mình làm được nên không dám nhận những dự án quan trọng, rồi do không dám làm việc khó nên khả năng vẫn cứ vậy. Niềm tin đó vẫn mãi ở trạng thái “chuẩn bị xuất hiện”.

Mối quan hệ đó rồi nó cứ luẩn quẩn như cái vòng lặp “con gà – quả trứng” cái nào có trước. Vì cứ đợi “con gà” hay “quả trứng” xuất hiện mà chúng ta tự đánh mất cơ hội để chứng minh, để phát triển, để hạnh phúc, hay ít ra là để thoát ra khỏi “vòng tròn an toàn” của bản thân mình.

Vậy giải quyết vấn đề đó như thế nào?

Với tôi, tôi cho chính mình và những người xung quanh một thứ gọi là “tạm ứng niềm tin”.

Ta tạm tin vào bản thân mình có thể nói tiếng anh trước mọi người, vì vậy nên ta cho chính mình một cơ hội để dũng cảm thực hiện.

Ta tạm tin rằng con mình có thể làm được nhiều việc nên ta cho nó cơ hội để trưởng thành.

Sếp tạm tin rằng nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc được giao nên nhân viên có cơ hội thực sự để chứng tỏ bản thân và nâng cao năng lực.

Tạm tin vì ta đều hiểu là niềm tin nào cũng cần được kiểm chứng. Vì niềm tin là thứ hoàn hảo để bắt đầu, để bước ra khỏi vòng tròn an toàn của bản thân. Nhưng chắc chắn nó không phải thứ duy nhất để quyết định thành công.

Niềm tin không giúp con cá có thể chạy bộ, niềm tin chỉ giúp con cá dám thử nghiệm để hiểu hơn về chính mình, để biết mình có thể làm được và không làm được những gì. Quả thực sẽ hơi kỳ dị khi nghĩ đến việc con cá sẽ tin và thử nghiệm chạy bộ phải không? Nhưng nếu nó là cá … sấu thì sao? Nếu không tạm ứng cho mình một niềm tin và thử nghiệm thì có lẽ suốt đời cá sấu cũng chẳng biết mình có thể lên bờ.

Vậy nếu thử nghiệm đó thất bại thì sao? Thì cũng có sao đâu, cá mập có bao giờ buồn và ăn năn vì nó không thể lên bờ. Nhưng cá sấu nếu không bao giờ dám lên bờ thì đó sẽ trở thành niềm tiếc nuối lớn nhất với nó về sau. Là cá nào cũng có ý nghĩa, cũng có sứ mệnh riêng. Là cá thì sẽ không buồn khi phát hiện mình là loài khác. Cá chỉ buồn khi không được là chính mình, khi không hiểu mình là ai và mình có thể làm gì.

“Thử” là một thứ ở DLS rất hay được dùng.

Thử vì cho chính bản thân và những người đồng đội không phải tiếc nuối vì bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào. Thử vì đôi khi ý kiến của chuyên gia, của lãnh đạo hay CEO cũng có thể sai hoặc chưa phù hợp. Thử vì chỉ có niềm tin đến từ kết quả của công việc, của khách hàng, của thị trường là thứ đúng tuyệt đối.

Sản phẩm làm ra ai khen đẹp không quan trọng, khách hàng khen đẹp mới quan trọng hơn. Khách hàng khen đẹp chưa hẳn là quan trọng nhất, quan trọng nhất phải là khách hàng sẵn sàng xuống tiền, lúc này thì chắc chắn đúng. Khách hàng xuống tiền là sản phẩm đúng, là thứ cần đặt trọn niềm tin vào cho đến khi… làm sản phẩm mới.

Văn hóa tạm ứng niềm tin ở DLS còn thể hiện ở việc hợp tác cùng nhau. Niềm tin là tất cả mọi người đều muốn làm tốt, đều muốn cống hiến hết mình, đều muốn làm những việc có ý nghĩa, niềm tin đó được tạm ứng cho tất cả mọi người, ai cũng như nhau. Vậy nên khi đi làm không có chấm công bằng vân tay, cũng không trừ lương nếu ai đó nghỉ. Ai đó đi muộn chỉ cần nhắn tin cho leader, ai đó muốn nghỉ chỉ cần thông báo trước khi có kế hoạch. Chúng tôi không muốn kiểm chứng lại việc bạn nói thật hay giả, và chúng tôi cũng không có thời gian làm việc đó.

Văn hóa ở đây là niềm tin vào mọi người rằng ai ai cũng nỗ lực hết mình để mang lại sản phẩm tốt nhất, giá trị cao nhất cho khách hàng và tập thể. Và chúng tôi chỉ tập trung vào những người như vậy. Sẽ thật ngớ ngẩn nếu một doanh nghiệp phải bỏ công sức ra xây dựng chính sách cho những người không phù hợp. Việc đó không khác gì thiết kế đường chạy marathon cho cá mập. Ngoài kia còn nhiều lắm những môi trường thích hợp cho cá mập bơi lội và phát triển.

Còn bạn? Bạn có muốn cho mình một cơ hội để thử nghiệm một công việc phúc lợi tốt nhưng lại không hề dễ. Một cơ hội để thử nghiệm tại đơn vị thương mại điện tử xuyên biên giới hàng đầu tại Việt Nam? Nếu đã sẵn sàng thì cứ gửi hồ sơ cho DLS qua talent@dlsinc.com hoặc trực tiếp tại đây https://recruitment.dlsinc.com/ nhé.

Mình không dám chắc bạn sẽ thành công nhưng mình chắc chắn sẽ cho chúng ta một cơ hội. Cơ hội để cháy hết mình và mang sản phẩm với hồn của Việt Nam đi khắp toàn thế giới.

Rất mong sớm gặp lại bạn!

Nhập chủ đề bạn muốn đọc trong các bài viết tiếp theo tại đây.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s