Phần 05: Kiên trì hay Cố chấp?

Trước khi tôi mới ra trường tôi có một “mơ ước” khá… buồn cười: “Đạt được tự do tài chính ở tuổi 35 và… nghỉ hưu”. Mà không chỉ mình tôi, khá nhiều người trong số chúng ta từng có suy nghĩ như vậy, kể cả các bạn trẻ ở thời hiện tại. Tôi đã từng phỏng vấn khá nhiều bạn trẻ và nhận thấy rằng mục tiêu của các bạn na ná giống nhau: “Em muốn cống hiến abc, xyz và 3 năm sau em lên làm leader/manager v.v…” Rồi 3 năm sau, đến 80% trong số đấy thay đổi lại chính mơ ước của mình.

Cũng như chính tôi cũng đã từ bỏ giấc mơ ngây ngô về tuổi 35 của mình.

Bởi vì sao?

1. NHỮNG NIỀM TIN CÓP NHẶT

Vì tất cả những “ước mơ” đó là những “niềm tin cóp nhặt”, là những thứ chúng ta “nghe nói” và “ngưỡng mộ” chứ chưa trải nghiệm bao giờ. Những ngày đầu tiên đó, tôi lao ra xã hội như một kẻ điên cuồng cày cuốc, chưa trải nghiệm cuộc sống nghỉ hưu là thế nào. Vậy sao tôi có thể mơ ước và khát khao “nghỉ hưu” – một chuyện mình chưa có “trải nghiệm thực tế”. Hay như các bạn trẻ khi nói về chuyện 3 năm lên làm quản lý, phần lớn các bạn đấy chưa có trải nghiệm thực tế về việc làm quản lý là thế nào?

Tất cả chỉ là “mơ ước” dựa trên những hình mẫu được truyền thông “dựng” lên! Có quá nhiều điều hay ho được “vẽ” nên ở đó. Nhưng chúng ta không thể biết chúng được xây dựng dựa trên trải nghiệm thực tế của ai? Chỉ chắc chắn là không phải của chính chúng ta!

Tôi bật mí với các bạn rằng: Điều kỳ lạ là khi làm việc với các bạn cấp quản lý thì có đến 65% số quản lý mà tôi quen đều nói với tôi rằng họ hạnh phúc với việc làm chuyên môn hơn là quản lý! Gần như toàn bộ các quản lý mà tôi đã phỏng vấn vào DLS đều chỉ quan tâm đến “game play” chứ không phải “position”. Họ quan tâm nhiều hơn đến việc sẽ “chơi” game gì, có vui vẻ không hơn là việc họ ngồi ở một vị trí nào, bao nhiêu tiền? Họ là những người đã có “nhiều trải nghiệm thực tế – thường là giỏi”! Họ hiểu được câu chuyện chúng ta sẽ enjoy với hành trình hơn là một đích đến.

Không chỉ mỗi cá nhân, quản lý mới bị sa vào những “niềm tin ảo” như vậy đâu. Đến cả những chủ doanh nghiệp hay “bị” nghe những câu chuyện rất… trending thì cũng vậy! Cụ thể ở “thì hiện tại” thì “trend” đang là: “Chuyển đổi số hay là chết”; “OKR hay là chết”. Tính ra đến giờ tôi cũng có 12 năm đi bán hàng các thể loại. Tôi thấy với doanh nghiệp chỉ có KHÔNG BÁN ĐƯỢC HÀNG thì mới chết. Và bạn biết không? Tất cả những người “phát động” lên những “sản phẩm truyền thông” như trên, họ đều đang bán hàng đấy. Sản phẩm của họ có thể là một phần mềm, một khóa học hữu hình hay là một thứ vô hình như hệ tư duy, niềm tin của họ. Họ hiểu được không bán được hàng là chết rõ lắm. Như bạn đang đọc bài này của tôi, tôi cũng đang bán hệ tư duy và niềm tin của mình cho bạn đấy.

2. LÀM SAO ĐỂ LOẠI TRỪ NHỮNG NIỀM TIN KHÔNG THỰC TẾ?

THỬ NGHIỆM, chỉ có thử nghiệm mới giúp bạn minh chứng được những niềm tin đó. Muốn biến một trải nghiệm chưa thực tế thành trải nghiệm thực tế thì không còn cách nào khác là thử nghiệm nó. Miễn là chúng ta kiểm soát được rủi ro với trải nghiệm đó! 😀 Tôi chưa ăn thịt chuột bao giờ thì tôi sẽ không nói là tôi thích hay không. Có thể tôi sẽ thử nghiệm ăn thịt chuột, miễn là tôi được an toàn khi thử nghiệm, phải không?!

Với những thứ lần đầu tiên chưa có thử nghiệm (hoặc với những thứ bạn cảm thấy không muốn trải nghiệm) thì hãy giữ cho mình sự trung lập tối đa. Có thể nó đúng, có thể nó sai và rõ ràng chưa thử thì chưa biết được. Chúng ta đều là những cá thể độc lập, duy nhất và đời thì không có đúng sai, chỉ có phù hợp và không phù hợp.

Giá mà những “đơn vị truyền thông” (hay đơn vị bán hàng) nói ra rõ ràng là: “Dậy sớm CÓ THỂ thành công”; “OKR CÓ THỂ làm doanh nghiệp phát triển”; “Chuyển đổi số CÓ THỂ làm doanh nghiệp phát triển” thì có lẽ tôi đã không viết bài viết này. Nhưng họ hiểu, thậm chí hiểu sâu sắc lắm về việc “KHÔNG BÁN ĐƯỢC HÀNG LÀ CHẾT” nên họ biết rõ chứ và họ vẫn phải truyền thông như vậy đấy. Tôi cũng là người bán hàng và tôi hiểu họ, thậm chí là tôi đồng ý với hành động của họ, nhưng rõ ràng là chúng ta sẽ phải tỉnh táo, phải không nào?

Nên nhớ rằng: KIÊN TRÌ HAY CỐ CHẤP CHỈ CÁCH NHAU MỘT LẰN RANH CỦA SỰ HIỂU BIẾT.

Phần này tôi có viết một bài về “Văn hóa tạm ứng niềm tin” ở DLS, bạn có thể nhấp vào link để đọc.

3. CÁCH HÀNH XỬ VỚI NIỀM TIN CŨ

Thứ gì đúng, không có nghĩa rằng là nó luôn đúng. Nếu chúng ta nghĩ như vậy rất dễ trở thành một người “close-minded”. Vậy nên hãy luôn luôn và định kỳ thử thách với niềm tin của chính mình. Liệu nó có còn là một niềm tin đúng hay không?

Niềm tin hiện hữu cần được thử thách! Không phải thử thách để chứng minh nó là sai mà thử thách để xem nó có XỨNG ĐÁNG để chúng ta BẢO VỆ hay không. Và hãy thật kiên trì để bảo vệ nó đến khi nào nó còn xứng đáng.

Vì cuộc sống không có niềm tin để chúng ta chiến đấu thì đó là một cuộc sống vô nghĩa.

Anh chuyên viên
Thanh Hóa – 04/04/2021

Nhập chủ đề bạn muốn đọc trong các bài viết tiếp theo tại đây.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s