Phần 06: Võ hình, Võ ý, Võ đạo

Võ hình, võ ý, võ đạo. Đây là định nghĩa của riêng tôi nếu các võ giả có đọc đường đừng chấp nhất vì bản thân tôi không phải người học võ, chỉ muốn mượn võ để nói lên ý mình.

Với tôi có 3 loại hình thức của Võ: Võ Hình, Võ Ý, Võ Đạo.

Nếu VÕ HÌNH là những chiêu thức theo kiểu: Kỹ năng chạy Facebook Ads, kỹ năng đàm phán, kỹ năng quản lý thời gian thì VÕ Ý là những thứ mang tính bản chất, tính nguyên lý nhiều hơn như: Triết lý con nhím (Good to great), Nguyên tắc 80/20 (Pareto), Tháp nhu cầu Maslow v.v…

VÕ HÌNH và VÕ Ý được tôi xếp chung vào một nhóm gọi là VÕ CÔNG. Nhóm này tôi thấy trong các sách kỹ thuật (đa phần của phương tây) khá nhiều. Tuy nhiên với VÕ ĐẠO tôi lại thích đọc sách của Phương Đông, có lẽ do tôi là người Phương Đông và tôi thấy nó phù hợp hơn với mình.

Với Võ thì Kiếm Chiêu, Kiếm Ý sẽ có thể khác nhau với Đao Chiêu, Đao Ý nhưng tôi tin Kiếm Đạo, Đao Đạo đều quy về một mối là một thứ mà tôi gọi là VÕ ĐẠO. Nó vô hình hơn, bản chất hơn, nhân văn hơn và “đẹp” hơn rất nhiều.

Đó là thứ mà tôi cảm tưởng có tìm hiểu đến hết cuộc đời này cũng không đủ. Vậy nên tôi chỉ xin phép chia sẻ hai phần dưới đây như một vài ý hiểu đơn giản nhất của mình về VÕ ĐẠO.

Câu chuyện về lòng biết ơn

Trước vào ngành POD có câu chuyện về câu em H, cậu này làm cùng thời với bọn tôi trẻ và thông minh và cũng thành công lắm. Hồi đó tôi nhớ người ta gọi cậu là sinh viên giàu nhất VN. Tôi quan sát cậu ấy vì thấy cũng lạ vì nói thật POD hồi đấy (và kể cả bây giờ) người trẻ và giỏi thì không thiếu tại sao thằng này nó làm tốt thế. Rồi tôi phát hiện ra cậu này là một người sống rất “có trước – có sau”. Hồi đấy Đạt bạn tôi giúp đỡ cậu này một chuyện gì đó (tôi cũng không nhớ chính xác nhưng mà nó bé thôi). Lần nào gặp cũng hỏi anh Đạt đâu anh, rồi em biết ơn anh ấy lắm rồi các anh cần gì em hỗ trợ v.v… Về sau tôi nói chuyện với nhiều anh em trong ngành câu mà họ nói với tôi đều là “H nó ngoan lắm”, vâng là “ngoan” chứ không phải là giỏi hay thông minh mặc dù tôi biết em cũng không thiếu điều đó.

Có lẽ vì em “ngoan” nên rất hay được các “tiền bối” chỉ bảo (hồi đó thôi chứ giờ em cũng xếp vào hàng tiền bối rồi) cái gì hay, cái gì tốt các anh cũng chỉ rồi share cho nên công việc nó thuận lợi vù vù. Thật ra cũng không có gì khó hiểu, bản chất con người chúng ta đều thích hay thậm chí chủ động muốn giúp những người có “lòng biết ơn” phải không nào? Về lý trí thì là thôi lỡ ngày nào mình sa cơ lỡ vận nó chắc chắn sẽ lại giúp mình. Về tình cảm thì giúp nó cũng cảm giác nó có ý nghĩa hơn so với người khác.

Người biết ơn còn như một tấm gương phản chiếu, nếu bạn không biết ơn những người đã giúp đỡ bạn trong quá khứ thì sẽ không có những người giúp bạn trong tương lai.

Tôi không coi đấy như một “nghĩa vụ”, với tôi đó là một “quyền lợi”, quyền báo đáp những người đã giúp đỡ mình.

Tôi tin cậu em H trên kia cậu ấy cũng nghĩ như vậy.

Câu chuyện về từ thiện

Tôi vẫn nhớ khoảng đầu năm 2017 có người hỏi tôi về anh Đ vì biết tôi và anh rất thân với nhau.

Họ có hỏi tôi là:

Này anh hỏi em sao anh Đ làm tốt thế?

Tôi trả lời:

Vì anh Đ hay làm từ thiện.

Tôi nghĩ có lẽ người đó cũng không hiểu lắm và bạn cũng có thể không tin lắm nhưng đó là niềm tin của tôi. Niềm tin trong tôi được nhen nhóm nhờ nền tảng gia đình, được phát triển khi tôi đọc một quyển sách và được nghiệm chứng bằng trải nghiệm cá nhân của tôi trong suốt thời gian qua.

Công việc từ thiện được anh Đ duy trì trong suốt thời gian qua và anh cũng là một trong những người thành công nhất mà tôi biết. Uh thì tất nhiên anh ấy giỏi và thông minh, nhưng phải nói thật là tôi đã gặp rất nhiều người giỏi và thông minh hơn anh (xin lỗi anh nếu anh đọc được) nhưng họ không thành công như anh.

Vậy điều gì làm nên sự khác biệt của anh ấy quá lớn so với những người khác? Là may mắn, hay là gặp thời? Hay như anh em bảo là “cô thương”? Nó cũng thực sự khó hiểu nhưng nếu có thời gian bạn nên đọc quyển “Liễu Phàm Tứ Huấn” đây là một quyển tôi rất thích, thích đến nỗi thi thoảng tôi lại tặng cho một ai đó rồi lại mua quyển mới cho mình rồi đọc lại, rồi lại tặng tiếp.

VÕ HÌNH, VÕ Ý, VÕ ĐẠO là những thứ chúng ta vẫn phải liên tục đồng thời trau dồi thêm, mỗi ngày, mỗi ngày. VÕ CÔNG dạy cho chúng ta phải chiến đấu như thế nào nhưng VÕ ĐẠO dạy cho chúng ta tại sao phải chiến đấu hay chiến đấu vì điều gì. Như một người võ công đầy mình nhưng chuyên đi bắt nạt những kẻ yếu thế. Hay như các bạn kiến thức, chuyên môn marketing thật giỏi nhưng bán những sản phẩm gây hại cho sức khỏe hơn thì liệu điều đó có phải là một điều đúng đắn hay không?

Vấn đề này quá rộng nên tôi xin phép chỉ chia sẻ một phần hiểu biết của mình đến đây, mượn VÕ để diễn ý nên mấy ông học võ có thấy sai thì đừng chấp mà oánh tôi nhé (thế là đi ngược võ đạo đấy tôi nói trước).

Xin tạm biệt các độc giả và hẹn gặp lại trong số tiếp theo.

Anh chuyên viên
Thanh Hóa – 11/04/2020

Nhập chủ đề bạn muốn đọc trong các bài viết tiếp theo tại đây.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s