Những mindset trong POD – Giai đoạn 3

Bài viết này sẽ dành chủ yếu cho các team đang hoạt động có sự “ổn định” nhất định.

#03 Vì sao các team không chịu lớn?

Trong bài viết này sẽ gồm khá nhiều ngôn từ gây sốc, mang tính cà khịa cực mạnh. Mục đích duy nhất là giúp chúng ta cùng nhìn thẳng vào sự thật để có được nhận định và hướng đi đúng. Nếu bạn cảm thấy sẽ bực mình hay không đồng ý có thể bỏ qua bài viết.

1. Tổng quan các team đang hoạt động hiện nay

Đầu tiên xin nói về mô hình hoạt động đa số team hiện nay mình phải dùng từ là khá “hỗn tạp”. Hầu hết (95%) các team hiện nay đang hoạt động theo mô hình “team idea”, “team designer”, “team support” và …. ủa hết rồi có vậy thôi. Một đơn vị quy mô doanh số cao như vậy thậm chí còn chưa thành lập công ty, nhân viên không có được đóng bảo hiểm. Trong một lĩnh vực mà gần như công nghệ là xương sống thì chúng ta không có đội ngũ công nghệ phụ trợ dù là inhouse hay outsource. Chúng ta không có hành chính/nhân sự, không có kế toán v.v… Chúng ta như những đứa trẻ cầm kiếm nhựa, súng nhựa lao thẳng ra thị trường đánh nhau và lạ cái là vẫn có nhiều người “thắng trận”. Nhìn vào cách chúng ta đang hoạt động thì mình càng thấy có niềm tin hơn vào thị trường. “Cỡ như vậy mà đang còn sống tốt, sống khỏe thì thị trường này còn quá tiềm năng”.

Chúng ta hay nhìn những người “anh em” của mình là các bạn bán hàng ở thị trường Việt Nam một cách “trên cơ” nhưng cũng phải nói thẳng là chúng ta chẳng hơn quái gì họ cả. Chính những người “anh em” đó họ đang làm tốt hơn, bài bản hơn, chuyên nghiệp hơn chúng ta nhiều lắm. Chúng ta chỉ hơn một thứ duy nhất là thị trường global này có tiềm năng lớn hơn rất nhiều thị trường trong nước, như bạn được xuất phát ở một “đường cao tốc” tốt hơn mà thôi. Đau lòng nhưng cũng phải nói là như vậy.

Vậy chúng ta cần thay đổi như thế nào?

2. Chìa khóa là sự tái đầu tư

Mình rất thích keyword “tái đầu tư” này của một anh khi nói về sự thành công của một platform nọ. Mình xin phép định nghĩa một chút về từ “đầu tư” cho chúng ta cùng hiểu rõ các mạch ý từ đây trở xuống. Đầu tư được định nghĩa là bạn “input” một thứ gì đó vào business và mong chờ sẽ thu về được những thứ lớn hơn trong tương lai. Đầu tư là hướng đến một thứ nào đó không/ít sinh lợi trong ngắn hạn và thường đi kèm rủi ro. Nhưng hỡi ôi, thị trường bán áo này thậm chí nó còn chưa cần đến sự “đầu tư” mà nó mới cần đến sự “tái đầu tư” của các founder thôi. Tái đầu tư nó có nghĩa là bạn đã có lợi nhuận rồi và bạn chỉ trích một phần (nhỏ) lợi nhuận lại để phục vụ cho việc đẩy cái bánh đà lớn thôi. Nó rủi ro rất thấp hơn nhiều lần so với việc “đầu tư mới”. Nhưng chúng ta thử nghĩ xem chúng ta đã “tái đầu tư” gì vào business Ecom này?

Giờ ví dụ về một business khá phổ biến ở Việt Nam là mở một shop quần áo thời trang đi. Chi phí đầu tư ban đầu gồm thuê nhà 3-5 năm + trả tiền trước 06-12 tháng + sửa sang cửa hàng + nhập hàng + tuyển dụng nhân viên = 1-2 tỷ. Gần như khi đầu tư vào không bạn nào biết tuần sau/tháng sau có thể bán lại được hàng và bù đủ chi phí hay không? Rủi ro là quá lớn mà tương lai còn chưa thấy đâu. Tự so với chúng ta trong business này thì mới thấy mình đang dễ thở hơn rất nhiều phải không anh em? Đến hàng mình đang còn không cần nhập nữa thì nói gì đến đầu tư cái khác.

Chúng ta đã quá quen với thị trường low risk-high return rồi nên khả năng chấp nhận rủi ro cũng thấp hơn. Dĩ nhiên là một thị trường như vậy là một đại dương xanh quá tiềm năng và tất yếu là nó sẽ phải đi đến điểm cân bằng low risk-low return và high risk-high return, chả có đại dương xanh nào tồn tại mãi cả.

Khá buồn cười ở đây là nhiều anh em thấy thị trường tiềm năng quá, dễ làm quá vậy nên họ lại cảm giác cái gì đó không bền vững. Khó một xíu là anh em nghĩ nó chết rồi đi loay hay build một business offline ở Việt Nam, xin lỗi chứ cái khó khăn của một business offline Việt Nam còn khó hơn 100 lần với việc xây một business Global. Việc chúng ta build một brand dạng unicorn như MVMT, DW, Kylie Cosmetics hay gần đây nhất như Gymshark tuy rất khó nhưng cũng có khả năng. Còn việc bạn build một business 1B$ ở market Việt Nam thì đúng là mình cũng chưa tưởng tượng ra là nó sẽ như thế nào nữa. Xây dựng Gymshark2 với Vingroup2 cái nào dễ hơn? Sao lại lấy sở đoản của mình đi đánh nhau với sở trường của người khác?

3. Đầu tư như thế nào?

  • Đầu tư vào con người:

Tìm được người phù hợp về văn hóa đã khó, tìm được người phù hợp cả văn hóa cả năng lực thì còn khó hơn. Mình bỏ rất nhiều công sức, tiền bạc cho việc có được nguồn nhân sự chất lượng cao bao gồm đào tạo nội bộ và tuyển dụng mới.

Ví dụ về nhóm “designer” cho dễ nhất đi. Bên mình một năm hai lần mời một Artist giỏi về công ty trực tiếp đào tạo, về tận quê luôn chứ không phải ở HN đâu, mỗi lần cỡ 02 tháng. Học là công ty hoàn toàn tự nguyện không ràng buộc gì cho nhau, bạn designer học xong thấy không phù hợp xin nghỉ hoàn toàn là ok. Chỉ cần các bạn team mình áp dụng được 30% những gì được học và 10% nhân sự đó ở lại công ty và trở thành các key-men về sau thì điều đó đã quá xứng đáng đầu tư rồi (tất nhiên khi nào cạnh tranh cao hơn chắc phải làm lại policy nhưng chưa phải bây giờ). Với mình đó là sự đầu tư xứng đáng.

Rồi nhìn công ty đang cùng cạnh tranh về nguồn nhân sự “designer” đi. Các công ty game thời điểm hiện tại chắc gì đã lãi bằng các công ty bán áo đâu, sao họ toàn tuyển các Senoir Artist xịn lương cỡ 1-2k$ mà mình vẫn đang loay hoay cạnh tranh ở chiến trường “Junior/Fresher” ở trên group tuyển dụng?

Đoạn này chắc viết vậy thôi chứ viết nữa có dài 5 trang giấy.

  • Đầu tư vào công nghệ:

Trong ngành này phải nói thật sự công nghệ là backbone của ngành. Vậy hãy cố gắng đầu tư vào công nghệ, automation tất cả cái gì có thể automation được. Nếu việc automation giúp nhân sự của bạn tiết kiệm được 30% thời gian thì tin mình đi, năng suất lao động tăng hơn 30% rất nhiều. Vì làm mấy cái việc lặp đi lặp lại nó boring kinh khủng, không những làm mất thời gian mà làm tâm trí bị bó hẹp không có “think outside the box” được.

Một cái tool 4-5k$ hay thậm chí 10k$ mà giúp tăng hiệu suất của cả công ty bạn lên 20-30% hoặc hơn nữa thì theo các bạn có xứng đáng không?

Nếu bạn không có team code inhouse thì hãy outsource ra ngoài. Cái này Việt Nam là công xưởng outsource của thế giới rồi nên quá đơn giản, còn lại ý chí founders có muốn làm hay không thôi.

  • Đầu tư vào quy trình:

Cái quy trình của chúng đang kinh doanh trong này thì đa phần là không có, hoặc có thì ở mức sơ sài. Vậy nếu có quy trình ổn/tốt mà giúp anh/chị/em có thể tăng được 20% năng suất, giảm 20% sai sót thì quy trình này đáng giá bao nhiêu? Mọi người cứ tự tính đi xem có nên đầu tư hay không?

Cái này nếu có thể thuê bên ngoài tư vấn cũng ok, chi phí vẫn là bé. Còn nếu không thì mấy ông Leader lại phải ngồi lại với nhau rồi làm thôi.

Cái này thì bản thân mình làm vẫn chưa thực sự tốt, nhưng chắc chắn sẽ phải làm lại hoàn thiện hơn…khi nào rảnh.

  • Đầu tư vào cơ sở vật chất và benefits

Nhân viên các bạn sẽ nghĩ gì nếu sếp mình mua cái nhà to đùng mặt phố trong khi công ty vẫn ở một cái phòng bé tí lụp xụp? Sẽ ra sao nếu sếp mua cái ô tô xịn xò trước khi code cái tool cho nhân viên đỡ vất vả?

Mình chỉ nói về góc độ mindset đầu tư vào business thôi chứ không nói về việc cơ cấu phân bổ lợi nhuận đâu nhé. Rõ ràng trong business ông nào hi sinh nhiều hơn, ông nào chịu rủi ro lớn hơn thì lấy phần nhiều, tất nhiên là vậy.

Các bạn đâu đó có thể thấy đầu tư vào văn phòng đẹp nó phí tiền nhưng tính bài toán nhanh như vậy. Một văn phòng đẹp sẽ giúp bạn: Tuyển dụng dễ hơn 20% x chất lượng nhân sự ứng cử tốt hơn 20% + hiệu suất nhân viên làm việc tốt hơn 20% x tỷ lệ nghỉ việc thấp hơn 20%. Vậy nó đáng giá bao nhiêu?

Hay như một bạn nào đó đầu tư văn phòng toàn “Imac” mình thấy cũng là cách rất tốt (nếu có tiền) vì tính đúng ra thì Imac vẫn là hình ảnh PR tốt, xịn, ít hỏng hóc nhất, kể cả có thanh lý nó cũng được giá nhất. Xét trên đường dài thì dùng Imac/Macbook khấu hao nó là ít nhất.

Tương tự như vậy với chuyện đi ăn, đi chơi, đi du lịch thôi. Tất nhiên base của câu chuyện này là các founders đầu tư nhé, để anh em phía dưới đầu tư hay khấu trừ vào lương/benefits là lệch pha ngay ;))

(Năm sau nếu xuất hiện VP triệu $ của anh em nào thì cho mình ngồi ké vài hôm với nhé).

  • Sự đầu tư của Founder(s)

Ca này để định lượng hay cụ thể hóa nó ra là khó nhất này. Tuy nhiên mình cứ xác định với nhau như bài #2 nhé: Business này nó là một cái bánh đà, bạn không đẩy/đẩy ít nó sẽ lăn từ từ rồi dừng hẳn. Nó đặc biệt đúng nếu bạn không có (yếu) các yếu tố ở trên như: con người, quy trình, công nghệ v.v… Đôi khi buông ra nó lăn từ từ làm cho founders cảm giác “tất cả đều ổn” hay là “passive income” nhưng thực ra nó vẫn lăn là có lực đà từ trước của bạn, đừng ngạc nhiên nếu một ngày nó chậm lại hay dừng hẳn.

Chuyện “Balance”: Cái nghề này đúng là quá vất vả nên giờ đâu đó chúng ta hay nghe từ này. Quan điểm này với mình là không có đúng sai, tùy thuộc vào mong muốn của mỗi người. Có bạn chỉ muốn kiếm 1-2k$ rồi giữ gìn sức khỏe, dành thời gian cho gia đình và cuộc sống riêng, điều đó hoàn toàn đúng. Có bạn muốn xây dựng một cái gì đó to hơn, lớn hơn rồi phải hi sinh sức khỏe, cuộc sống riêng, hi sinh thời gian dành cho gia đình, nó cũng không sai. Nhưng nếu bạn muốn xây dựng một Unicorn mà chỉ muốn đầu tư 2h/ngày thì sai quá là sai luôn rồi.

Tổng thể chung việc balance không có đúng, sai nhưng chúng ta nên tính toán ra là được gì hay mất gì từ đó quyết định nên hay không nên mà thôi.

Chuyện “Đầu tư ngoài ngành”: Có những người anh mình biết có trí tuệ lớn (vì thấy các anh làm gì cũng thắng lớn). Nhưng mấy năm nay thấy các anh toàn tập trung vào đầu tư đất, coin, poker hay mấy cái dự án offline gì đó thì rõ ràng là cái business Ecom của các anh nó phải bé lại rồi, đó là hệ quả tất yếu trong sự lựa chọn của các anh. Nhưng thử hỏi trí tuệ lớn của các anh cộng thêm nguồn lực lớn mà các anh đang có đem mang vào một bánh đà lớn như ngành này thì sự khuếch đại nó sẽ như thế nào?

Chuyện vui là năm 2017 khi mình hỏi một người bạn chuyên về đầu tư là có nên tham gia vào thị trường Crypto không? Hoặc bạn có kênh đầu tư nào tốt hơn chỉ mình? Bạn chỉ hỏi lại mình một câu “Tôi thấy business của ông đang làm tốt mà sao không đầu tư trực tiếp vào đó mà lại phải đầu tư vào ngành khác?” Lúc đó nghe thì có lý nhưng lại không đủ thuyết phục và vẫn lên thuyền… cái mất lớn nhất không phải tiền mà là cơ hội khi tinh thần không tập trung vào business mà cả ngày nghĩ coin lên/coin xuống… Xin lỗi hai anh em founders trong DLS vì lôi các anh em chết chung =))


Tổng kết lại bài viết này chắc cũng chỉ gói gọn trong chữ “đầu tư” mà thôi. Các team hiện nay đang trong vùng an toàn quá lâu và chúng ta “nhát” quá . Chỉ cần chúng ta xác định rõ % tỷ lệ đầu tư fail x nếu fail mất bao nhiêu. Kèm theo đó là tỷ lệ win x nếu win được bao nhiêu? Nếu tỷ lệ >50% thì nên chơi rồi, tỷ lệ >75% mà không chơi thì chính các bạn đang có lỗi với cơ hội và đội ngũ mình có trong tay đấy. (Phần này các bạn nên đọc bài Doing right things).

Phía trước còn một tỷ thứ có thể làm để optimize cho hệ thống. Cái gì làm trước, làm sau. Cái gì làm hay không làm, phụ thuộc hết vào các bạn founder đấy. Nhiều khi nghe mấy từ kiểu “vision 10 năm, 20 năm” nó to lớn làm sao. Nhưng thực tế chỉ cần chúng ta thò một cái chân ra khỏi vùng an toàn, câu chuyện nó đã rất khác rồi.

Nhập chủ đề bạn muốn đọc trong các bài viết tiếp theo tại đây.

Một bình luận

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s